Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
Chăm Sóc Người Bệnh Động Kinh Tại Cộng Đồng

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI CỘNG ĐỒNG

Ts. Đàm Đức Thắng

1. Định nghĩa động kinh

Động kinh (ĐK) là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột quá mức của các neuron. Định nghĩa này được cụ thể hóa bằng các đặc tính xuất hiện từng cơn ngắn từ vài giây đến một vài phút, cơn có tính chất định hình, cơn sau giống cơn trước, xảy ra đột ngột không kịp đề phòng, biểu hiện các chức năng thần kinh trung ương bị rối loạn, mất ý thức là biểu hiện thường thấy của cơn ĐK

2. Chăm sóc bệnh nhân động kinh tại cộng đồng

2.1.Đối với gia đình
  • Trong cách chăm sóc người bị bệnh động kinh, sự quan tâm, hỗ trợ trong cuộc sống từ phía gia đình rất quan trọng vừa giúp sức khỏe lẫn tinh thần của bệnh nhân được thoải mái, cải thiện nhất.
  • Đầu tiên, người nhà phải cùng bệnh nhân phát hiện sớm động kinh. Nhận biết sớm chính là mấu chốt giúp quá trình điều trị bệnh động kinh hiệu quả, nhanh chóng nhất.
  • Đặc biệt, hãy xóa bỏ ngay những suy nghĩ sai lệch về bệnh động kinh, chẳng hạn như: Động kinh là do ma quỷ nhập, động kinh chỉ được điều trị hết bằng cách trừ tà hay cúng kính, giật kinh phong là bệnh tâm thần không khó điều trị. Đây hoàn toàn là những quan niệm hết sức sai lầm làm quá trình chữa khỏi động kinh.
  • Dấu hiệu của động kinh sẽ là co cứng, suy hô hấp dễ dẫn đến thiếu oxy lên não, đột quỵ… vì vậy, người thân phải có cách xử lý cơn co giật đúng đắn tránh làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của người mắc động kinh.
  • Gia đình nên biết cách chăm sóc bệnh nhân động kinh một cách khoa học
  • Khi cơn động kinh kéo dài hơn 3 hay 5 phút, hãy tìm cách xoa dịu cơn kích thích não bố, đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Người thân của bệnh nhân động kinhphải có kiến thức nền tảng đúng, đủ để biết cách chăm sóc người bị bệnh động kinh hợp lý, khoa học nhất.
  • Lập kế hoạch, thời khóa biểu uống thuốc, khám chữa bệnh, kiểm tra định kỳ… để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị động kinh. Sự chỉn chu và cẩn thận này sẽ giúp tăng cao hiệu quả điều trị lẫn thời gian lành bệnh.
  • Không để bệnh nhân động kinh mà tần suất và cường độ động kinh cao đến một mình ở các khu vực cao, gập ghềnh, bấp bênh, di chuyển trên nước, lái xe, điều khiển các phương tiện… Các cơn động kinh bất chợt có thể sẽ làm bệnh nhân chấn thương, gặp nguy hiểm.
  • Tránh để bệnh nhân đi dưới ánh nắng gắt trực tiếp nhiều giờ đồng hồ, nhiệt độ cao kích thích hệ thống thần kinh dễ làm co giật xuất hiện.
  • Không bao giờ mắng chửi, lấy bệnh tình ra trách móc người mắc động kinh. Lo lắng, căng thẳng và tức giận, trầm cảm cũng gia tăng tần suất động kinh xuất hiện vì vậy hãy ở bên cạnh chia sẻ, động viên, trò chuyện, khích lệ và thường xuyên chia sẻ với bệnh nhân. Nói cách khác, hãy tạo ra môi trường sống thoải mái, vui vẻ nhất cho người mắc động kinh.
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt để thể trạng và sự phát triển, hoạt động của người động kinh được bình thường nhất.
 2.2. Đối với cán bộ y tế
  • Trong quá trình điều trị bệnh động kinh, cán bộ y tế, bác sĩ là những người không thể thiếu nhằm đảm bảo tính chuyên môn, hiệu quả đạt được. Quá trình này phải được đảm bảo về tính chính xác, đúng thời điểm, đúng chuyên môn.
  • Các cán bộ y tế phải cho bệnh nhân một thời khóa biểu uống thuốc, sử dụng liệu pháp cụ thể đúng cách. Bên cạnh đó, nhắc nhở bệnh nhân về lịch kiểm tra định kỳ, lấy thuốc mới… để không làm gián đoạn quá trình điều trị.
  • Ngoài chữa trị cho người bệnh, bác sĩ cần phải hướng dẫn và trò chuyện cùng gia đình, người thân để họ có cái nhìn tốt hơn, đúng đắn hơn nhằm giúp người bệnh sớm thoát khỏi các cơn động kinh.
 2.3. Đối với cộng đồng
  • Bạn hãy góp phần thay đổi nhận thức sai lệch về bệnh động kinh, từ cá nhân hướng đến thay đổi cộng đồng, từ đó giúp người bệnh có không gian sống thoải mái, tích cực hơn.
 3. Phương pháp chăm sóc bệnh nhân động kinh
 3.1.Cách xử trí bệnh nhân lên cơn động kinh
  • Để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân động kinh, mọi người, nhất là người thân phải có cách xử lý hay sơ cứu người đang lên cơn co giật đúng, kịp thời, nhanh chóng. Vậy để xử lý người đang lên động kinh, bạn cần thực hiện những bước như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây:
  • Khi đã nắm rõ cách thức xử lý cơn co giật, bạn nên truyền đạt và hướng dẫn lại cho những người xung quanh vì biết đâu lúc bạn đi vắng vẫn có người chăm sóc tốt cho bệnh nhân động kinh. Ngoài ra, cộng đồng mà ai cũng biết cách sơ cứu người đang lên cơn co giật sẽ là điều vô cùng tốt.
  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu cơ cứng, té ngã với hiện tượng cắn chặt răng, trợn mắt, hãy đặt bệnh nhân nằm ở nơi an toàn, mềm, bằng phẳng.
  • Cố gắng nới lỏng quần áo cho người động kinh càng nhanh càng tốt vì cơn co cứng sẽ làm quá trình hô hấp bị cản trở.
  • Khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu thở gấp, khó khăn, đặt bệnh nhân nằm nghiêng hẳn sang một bên 90 độ để đờm, nước dãi chảy ra ngoài giúp không khí dễ vào trong lồng ngực hơn.
  • Ngồi cạnh bệnh nhân cho đến khi họ tỉnh táo, lấy lại ý thức hoàn toàn.
  • Tuyệt đối không nhét khăn, vật mềm kín miệng nạn nhân vì cho rằng giúp họ không cắn vào lưỡi. Điều này có thể làm họ suy hô hấp, nghẹt thở dẫn đến tử vọng.
  • Dùng viết hoặc đũa, cây dài chắn ngang cũng là cách giúp người bị động kinh không cắn vào lưỡi mà vẫn đảm bảo không gian thở.
  • Không được vắt nước cốt chanh hay bất cứ những dung dịch lạ như dầu gió… vào miệng bệnh nhân động kinh. Điều này sẽ làm xuất hiện hiện tượng hắc hơi nguy hiểm đến quá trình hô hấp.
  • Không dùng dây, tay chân để kìm hãm các cơn co giật của bệnh nhân động kinh.
  • Trong trường hợp bệnh nhân té ngã, bị thương do va đập, hãy nhanh chóng cầm máu, tránh mất máu gây nguy hiểm đến tính mạng hay nhiễm trùng vết thương
  •  Đối với người nhà, hãy theo dõi và đo thời gian kéo dài của cơn động kinh, nếu dài hơn 3 – 5 phút, đây là trường hợp nghiêm trọng cần đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Cách sơ cứu khoa học dành cho người lên cơn động kinh
 3.2.Hướng dẫn bệnh nhân động kinh
  • Không chỉ người thân mới cần học cách chăm sóc người bị động kinh, ngay bệnh nhân cũng phải nắm bắt kiến thức về cách tự bảo vệ bản thân mình. Cụ thể, bệnh nhân động kinh cần làm những điều dưới đây:
  • Không tự ti, e dè vì bệnh nhân động kinh có thể kiểm soát được các cơn co giật và làm việc như người bình thường, trẻ em được đi học, người lớn có thể đi làm, làm việc trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội.
  • Ăn uống đúng bữa, biết được những gì nên và không nên bổ sung để tốt cho sức khỏe, não bộ.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, tập thể dục, luyện tập khả năng ngồi thiền, tự giải quyết lo âu và căng thẳng, hạn chế rối loạn suy nghĩ.
 3.3. Cần tạo điều kiện để bệnh nhân động kinh hòa nhập với cộng đồng
  • Đầu tiên, các tổ chức y tế cần phải đưa ra nhiều chương trình nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về bệnh động kinh. Nhằm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn và khoa học hơn về căn bệnh này. Bên cạnh đó, các hoạt động còn hướng dẫn mọi người cách xử lý một bệnh nhân đang lên cơn động kinh đúng nhất.
  • Những hoạt động ngoại khóa tổ chức giúp bệnh nhân động kinh hòa nhập hơn với cộng đồng. Ngoài ra, phải tuyên truyền cho mọi người biết rằng động kinh thực sự là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy mà không được chủ quan.
  • Các công ty, tổ chức không được xa lánh bệnh nhân động kinh, phải sắp xếp cho họ các việc làm, nơi làm việc hợp lý. Điều này mang ý nghĩa nhân văn cao, đồng thời không làm lãng phí tài năng quốc gia.
  • Ngay cả đối với bệnh nhân động kinh, họ cũng phải tự giác trong việc điều chỉnh cách làm việc, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của chính mình. Có như vậy, hiệu quả điều trị mới hoàn hảo.
  • Nhìn chung, bệnh nhân động kinh hoàn toàn có thể sinh sống, làm việc, hoạt động xã hội như những người bình thường chứ không hề có bất cứ trở ngại gì về nhận thức hay dấu hiệu tâm thần cả. Vì vậy, xã hội cần giúp họ có điều kiện sống, làm việc tốt nhất.

 

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !