Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
DỊCH BỆNH COVID -19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN?

Hỏi: Dịch bệnh covid 19 khiến cho đời sống của nhiều người bị ảnh hưởng như phải ở nhà, hay phải cách ly trong một thời gian dài. Điều này có ảnh hưởng như thế nào tới các hành vi, tinh thần của con người?

Tác động của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hoạt động xã hội. Sự lây truyền nhanh chóng từ người sang người của virut này dẫn đến việc thực thi các biện pháp can thiệp trong đó có biện pháp như phải ở nhà, hay phải cách ly trong một thời gian dài, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mọi người liên quan. Những người có nguy cơ cao như: nhân viên y tế tuyến đầu, người già, trẻ em, sinh viên, những người vô gia cư và những người dễ bị tổn thương về kinh tế, nông dân, người, ngoại tỉnh sinh sống tại tỉnh khác, người nước ngoài và bệnh nhân bị bệnh nền trước đó.

Một đánh giá được công bố trên tạp chí y học The Lancet cho rằng phải ở nhà, hay phải cách ly trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng sức khỏe tâm thần, tâm lý như: căng thẳng, sợ hãi, lo lâu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tress sau sang chấn, trầm cảm, cáu gắt, bạo lực gia đình…

VD. Một cuộc khảo sát ở Trung Quốc với hơn 52 nghìn người tham gia, gần 35% số người được hỏi gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý do SARS-CoV-2, phụ nữ dường như dễ bị căng thẳng hơn nam giới.

VD. Tại Anh, một tổ chức chống bạo hành gia đình đã báo cáo rằng các cuộc gọi đến đường dây trợ giúp bạo lực gia đình của họ đã tăng 25% trong 7 ngày sau khi chính phủ công bố các biện pháp thắt chặt và giãn cách xã hội chặt chẽ hơn.

 Hơn nữa, nghững người phải ở nhà hay cách ly trong một thời gian dài liên quan đến những thay đổi hành vi, bao gồm lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu, nghiện game, nghiện mạng xã hội, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn uống kém thất thường và không tuân thủ thuốc theo đơn của bác sỹ.

Với người già, cô đơn do giãn cách có liên quan đến nhiều tác động về thể chất và tinh thần, bao gồm tăng huyết áp tâm thu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. tăng nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, ngay cả ở người lớn tuổi trung niên không có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó. 

Hỏi: Theo nhiều chuyên gia, Đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn. Điều này khiến gia tăng các bệnh nhân rối loạn tâm thần. Vậy, có các yếu tố nào tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch COVID-19?

 Thứ nhất: Với người bị bệnh mắc COVID-19 thì vi rút này gây tổn thương não: Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, 30% bệnh nhân mắc COVID-19 có các di chứng về tâm thần sau khi khỏi bệnh. Mắc COVID-19 thể càng nặng các rối loạn tâm thần càng tăng. Một số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện giảm trí nhớ, một số ảnh hưởng đến trí tuệ như sa sút trí tuệ, mức độ không nặng nhưng cũng có nhiều bất lợi. Các tác động trực tiếp của bệnh lý này đối với cơ thể là gây tổn thương phổi, đường hô hấp, các cơ quan khác trong đó có não bộ cũng bị tổn thương.

Nghiên cứu của Trung Quốc thấy rằng những người từng bị nhiễm SARS-CoV-2 tăng đáng kể tỷ lệ tâm trạng chán nản, các triệu chứng lo âu và trầm cảm. rối loạn Stress sau sang chấn được phát hiện ảnh hưởng đến 96,2% bệnh nhân nhập viện với COVID-19, đặc biệt trầm cảm cũng cao hơn ở bệnh nhân COVID-19.

 Thứ hai với người không mắc virút Covid 19:

 Dịch COVID-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng, gây tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, khi mắc bệnh nặng có nguy cơ tử vong, nhất là ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính…Những trẻ em đi cách ly, không được gần bố mẹ; những người trong gia đình mắc bệnh; sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người mắc; hay trường hợp những người bị mất mát người thân vì dịch bệnh … Đó là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.

 Dịch bệnh COVID-19 khiến hầu như các ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ.Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nỗi lo về cơm áo gạo tiền đè nặng khiến tâm lý của những người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến mọi người khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

Nghiên cứu ở Trung Quốc từ khoảng 18.000 người dùng mạng xã hội trước và sau khi công bố COVID-19 năm 2020 nhận thấy sự gia tăng cảm xúc tiêu cực bao gồm lo lắng, trầm cảm và tức giận. Một loại lo lắng đặc biệt đáng được đề cập: lo lắng về sức khỏe. Nó được đặc trưng chủ yếu bởi sự hiểu sai nghiêm trọng về cảm giác cơ thể, niềm tin về sức khỏe và bệnh tật và các hành vi đối phó không phù hợp. Những hậu quả có hại có thể xuất phát từ tình trạng này, bao gồm rửa tay quá mức, rút lui khỏi xã hội, mua sắm một cách hoảng loạn và bội chi các nguồn lực như chất khử trùng tay, thuốc và khẩu trang, bảo hộ.

Hỏi: Một khi bị cách ly xã hội, rời xa những mối quan hệ quá lâu, liệu có gây ra những bệnh lý nào khác về tâm thần?

Các rối loạn tâm thần phổ biến nhất nổi lên là lo lắng và hoảng sợ, trầm cảm, ám ảnh cưỡng bức, mất ngủ, và rối loạn stress sau sang chấn. Tạp chí y khoa The Lancet gần đây đưa ra một vấn đề đáng báo động: thời gian cách ly, thậm chí dưới 10 ngày, có thể có ảnh hưởng lâu dài, với sự hiện diện - lên đến 3 năm sau - của các triệu chứng tâm thần.

 Thực tế cách ly xã hội, rời xa những mối quan hệ quá lâu trong suốt và sau đại dịch, sự cô đơn và sự mất kết nối giữa các cá nhân sẽ xuất hiện, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất về mặt xã hội. Kiệt sức về tâm sinh lý, lo lắng, sợ hãi và đau đớn, đau khổ, chấn thương và tức giận - những cảm xúc này xen kẽ, trộn lẫn và phát triển cường độ đến mức choáng ngợp, dẫn đến các rối loạn tâm lý nghiêm trọng về mặt lâm sàng như “trầm cảm phản ứng”.

Tương tự như vậy, dành một khoảng thời gian bất thường cùng nhau trong không gian hạn chế (đeo khẩu trang, ảo bảo hộ, cách nhau 2m…) - thường không phù hợp với mục đích của bản thân - làm tăng nguy cơ xung đột và bạo lực gia đình.

Những người đã được đưa vào diện cách ly và những người làm việc ở tuyến đầu đối phó với dịch bệnh cũng có nguy cơ bị kỳ thị: có thể là “những kẻ lây lan bệnh dịch”, họ bị xem với sự sợ hãi và nghi ngờ.

Hỏi: Trước dịch bệnh, người trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ tâm thần, khiến bản thân lo âu, trầm cảm, điều này có đúng không?

 Hoàn toàn đúng! Trẻ em, đặc biệt là những người trẻ tuổi dễ bị tổn thương trong đại dịch Covid -19. Điều này xảy ra bởi vì, ở nhà, họ bị hạn chế kết nối xã hội, yếu tố quan trọng đối với bản sắc và sở thích ở lứa tuổi trẻ, giảm hoạt động thể chất, cô đơn và buồn chán, có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài.

Thật vậy, sức khỏe tinh thần và thể chất của người trưởng thành, có nguồn gốc sâu xa từ những năm thơ ấu. Từ các nghiên cứu tại Trung Quốc và Châu Âu chứng minh rằng trẻ em trải qua các biện pháp cách ly xã hội yêu cầu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cao hơn gấp 5 lần so với người lớn và có xu hướng bị sối loạn stress sau sang chấn, trầm cảm nhiều hơn. Hơn nữa, các biện pháp hạn chế đi lại và giao tiếp gây ra và căng thẳng tổng thể trong gia đình có thể đi kèm với sự gia tăng bạo lực gia đình và ngược đãi trẻ em. Một số thay đổi phổ biến trong hành vi của trẻ em có thể là:

Khóc quá mức và hành vi khó chịu.

Tăng nỗi buồn, trầm cảm hoặc lo âu.

 Khó tập trung và chú ý.

Thay đổi hoặc né tránh các hoạt động yêu thích.

Đau đầu bất ngờ và đau khắp cơ thể.

Thay đổi thói quen ăn uống.

Trong thời gian dịch bệnh covid, Trẻ em sử dụng điện thoại hoặc TV, mạng xã hội lâu, mất kiểm soát  gây tác động tiêu cực như. Thứ nhất, tiếp nhận thông tin bừa bãi về đại dịch có thể gây ra căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ và trầm cảm. Hiệu ứng này thậm chí còn dữ dội hơn ở những người trẻ tuổi không có sự sáng suốt để lọc thông tin. Thứ hai, việc sử dụng Internet quá nhiều có thể gây nghiện, ảnh hưởng đến sự phát triển của một thói quen lành mạnh hơn trong thời kỳ đại dịch, vốn cũng bao gồm các hoạt động học tập, giải trí và tập thể dục. Thứ ba, các mạng xã hội kỹ thuật số dựa trên việc xây dựng hình ảnh và khả năng hiển thị ảo, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, có thể làm trung gian cho lòng tự trọng thông qua việc theo đuổi sự chấp thuận của xã hội. Đồng thời, mạng xã hội có thể là một nơi đưa các hình ảnh bạo lực. Do đó, việc sử dụng quá mức có thể góp phần vào các hành động tự làm hại bản thân thông qua các thử thách ảo, trong đó người tham gia có các nhiệm vụ liên quan đến việc tự cắt xẻo bản thân và thậm chí là tự sát.

Hỏi: Khi gặp phải những vấn đề đó, cần làm gì để khắc phục?

Điều cần thiết đầu tiên là các nhà quản lý, các cơ quan y tế và người dân phải xác nhận các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ, không chỉ đối với việc lây truyền bệnh mà còn tác động cảm xúc, hành vi và tâm lý. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là cần có các chuyên gia sức khỏe tâm thần tham gia phòng chóng dịch một cách rộng rãi hơn. Kiến thức và kinh nghiệm của họ là rất quan trọng để theo dõi tình hình và phối hợp hỗ trợ: chẳng hạn như cho phép một số loại thuốc được kê đơn trực tuyến và việc mở rộng các cuộc tư vấn về tâm thần học và y học từ xa.

Thứ hai, giữ kết nối: có nhiều cách để duy trì cảm giác được kết nối với người khác mặc dù phải duy trì sự giãn cách xã hội.

Hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình của bạn. Trước đại dịch, một số thành viên trong gia đình có thể bị phân tâm ở trường học, công sở, công việc, nhưng giờ đây họ có thể có nhiều thời gian hơn ở nhà hơn để kết nối với những người thân yêu.

Duy trì kết nối xã hội với công nghệ có kiểm soát. Cùng với điện thoại, công nghệ đã thay đổi cách mọi người tương tác với nhau. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Zalo,  Skype, Twitter… cho phép mọi người kết nối theo nhiều cách khác nhau.

Duy trì đầy đủ các nhu cầu cơ bản và các hoạt động lành mạnh. Gia đình và người chăm sóc nên đảm bảo thực phẩm, thuốc men và khẩu trang, đặc biệt là những người sống một mình.

Thời gian biểu hợp lý mỗi ngày. Khi hầu hết các hoạt động ngoài trời không được thực hiện, chúng ta có thể khuyến khích và hỗ trợ tham gia vào các hoạt động mà người bị giãn cách cho là thú vị với những lợi ích về thể chất, tinh thần và tinh thần. Ví dụ các kênh truyền hình và YouTube được điều chỉnh cho người lớn tuổi với các chương trình phù hợp về thể chất và tinh thần (ví dụ: chương trình tập thể dục, thực hành trách nhiệm và chương trình âm nhạc) cũng có thể rất hữu ích.

Thứ ba, duy trì các hoạt động thể chất và tinh thần. Khi dịch COVID-19 bùng phát đã hạn chế nghiêm trọng việc di chuyển của mọi người, Do đó, tập thể dục tại nhà là một giải pháp thay thế dễ tiếp cận và dễ dàng, không chỉ bao gồm đi bộ và chạy mà còn có một số lớp học trực tuyến và miễn phí về các phương thức thể thao khác nhau.

Thứ tư quản lý cảm xúc và các triệu chứng tâm thần, quản lý nhận thức. Cô đơn thường gắn liền với những suy nghĩ tiêu cực. Hơn nữa, lo lắng và trầm cảm có thể gây ra sự rút lui với xã hội, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự cô đơn và cô lập liên quan đến sự xa cách xã hội. Có được thông tin đáng tin cậy về đại dịch giúp tránh lo lắng không cần thiết và suy nghĩ tiêu cực. Thở có ý thức, thiền và các kỹ thuật thư giãn khác rất hữu ích cho tâm trí và cơ thể, đồng thời có thể làm giảm mức độ lo lắng và trầm cảm của một người.

Thứ năm chú ý đến các triệu chứng tâm thần. Trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ là phổ biến, đặc biệt là khi một người bị cách ly hoặc tự cô lập. Các triệu chứng khác bao gồm tức giận, cáu kỉnh và các hành vi cưỡng chế, chẳng hạn như rửa và vệ sinh nhiều lần. Nên có công cụ sàng lọc trực tuyến và thang tự đánh giá triệu chứng có thể giúp chúng ta hiểu được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Phải luôn tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cần thiết, đặc biệt là khi có biểu hiện của ý định tự tử. Những người dùng thuốc điều trị tâm thần cần được uống thuốc đầy đủ. Nên xem xét cung cấp các dịch vụ tâm lý trực tuyến (hoặc ít nhất là dịch vụ điện thoại) cho những bệnh nhân tâm thần cần tư vấn y tế trong thời gian cách ly với xã hội.

Hỏi: Bác sĩ có lời khuyên gì để giúp cho mọi người tránh rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn vì tác động của dịch covid 19?

1.Các chuyên gia nhận định rằng dịch bệnh sẽ còn tiếp tục kéo dài, nên chúng ta phải xác định chung sống với dịch bệnh nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. Chung sống an toàn trong từng lĩnh vực cụ thể như: học tập; đi lại; sản xuất, kinh doanh; vui chơi an toàn.... đặc biệt là an toàn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chúng ta cố gắng tối đa hạn chế sự lây nhiễm bằng cách theo đúng hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các cấp, Sở y tế… từ đó  thì đời sống, tinh thần, xã hội tốt lên làm giảm stress.

2.Tự chăm sóc bản thân là một thành phần quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh và giữa chế độ ăn uống, tập thể dục, thói quen hàng ngày và các tương tác xã hội.Tùy vào diễn biến của dịch bệnh mà có thể áp dụng các hình thức cho phù hợp.

3.Có được giấc ngủ chất lượng, trầm cảm, lo âu và ngủ đi đôi với nhau vì thiếu ngủ có thể gây ra hoặc góp phần vào các triệu chứng trầm cảm, lo âu và trầm cảm có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Để hỗ trợ một chu kỳ giấc ngủ lành mạnh, hãy đảm bảo giữ một lịch trình đi ngủ và thức dậy đều đặn. Hạn chế lượng caffeine và rượu và tập thể dục trong ngày cũng sẽ giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn mỗi đêm.

4.Gắn kết với bạn bè và gia đình, một trong những điều khó khăn nhất nhưng hữu ích nhất mà bạn có thể làm để vượt qua trầm cảm là tìm thấy vòng kết nối hỗ trợ mạnh mẽ đó và dành thời gian cho những người bạn yêu thương. Trong thời gian dịch bệnh chúng ta có thể sử dụng điện thoại, mạng xã hội để trao đổi trò chuyện với bạn bè và gia đình, đặc biệt là người mà mà bạn có thể dựa vào khi cảm thấy buồn hoặc trao đổi thông tin để tìm sự đồng cảm.

5.Hãy tử tế với chính mình một cách quan trọng mà bạn có thể giúp mình vượt qua bất kỳ tình huống khó khăn nào là đối xử tốt với chính mình. Hãy nhớ rằng đó không phải là lỗi của bạn nếu bạn đang cảm thấy chán nản. Là đồng minh của riêng bạn và hãy thể hiện lòng trắc ẩn khi bạn vượt qua những tình huống và ngày đầy thử thách mà dường như không có gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Trầm cảm là một chứng rối loạn rất có thể điều trị được và bạn có thể tự khỏi. 

Hỏi: Khi nào cần tìm trợ giúp chuyên nghiệp 

Bất kỳ mức độ trầm cảm, lo âu nào cũng cần được xem xét nghiêm túc và giải quyết các triệu chứng càng nhanh càng tốt, tránh để nặng hơn. Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia là một dấu hiệu của sự dũng cảm và tự tôn vì nó cho thấy rằng bạn đang tận tâm chăm sóc cho tinh thần và thể chất của mình. Bác sĩ trị liệu có thể đưa ra nhiều lời khuyên lâm sàng hơn và hướng dẫn bạn cách điều trị bằng các phương pháp phù hợp hơn với tình huống và nhu cầu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định tự tử, hãy nói với người mà bạn tin tưởng và tìm kiếm sự hỗ trợ ngay lập tức.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid -19 hiện nay, những người bị cách ly nên được tư vấn sức khỏe tâm thần trực tuyến. Các kênh liên lạc như vậy sẽ trấn an và an ủi những người đau khổ, mang lại cảm giác rằng họ không bị lãng quên. Các nhóm hỗ trợ trực tuyến cho những người bị cách ly tại nhà cũng có thể hữu ích trong việc giảm mức độ sợ hãi và lo lắng. Những người có ý tưởng tự tử hoặc mắc các bệnh tâm thần trước đó cần được hỗ trợ đặc biệt. Một số người trong số họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ, và trong trường hợp này, cần phải tăng cường đội tình nguyện và chuẩn bị nhân lực để đối phó với tình huống, bao gồm các nguồn thông qua Internet hoặc cuộc gọi điện thoại. Đối với những người sẽ không tìm kiếm sự giúp đỡ, điều quan trọng là phải chú ý đến các dấu hiệu của họ, chẳng hạn như ngắt kết nối xã hội và các luồng hài hước. Theo dõi tình trạng tinh thần là rất quan trọng để hướng dẫn các biện pháp can thiệp mới và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đối với trẻ em: Để giúp bù đắp các hành vi tiêu cực, đòi hỏi cha mẹ phải bình tĩnh, đối phó với tình huống một cách khôn ngoan và trả lời tất cả các câu hỏi của trẻ trong khả năng của chúng. Cha mẹ có thể dành chút thời gian để nói chuyện với con cái của họ về đợt bùng phát COVID 19 và chia sẻ một số liệu và thông tin tích cực. Cha mẹ có thể giúp trẻ trấn an rằng trẻ an toàn khi ở nhà và khuyến khích trẻ tham gia một số hoạt động lành mạnh bao gồm thể thao trong nhà và một số bài tập thể chất và tinh thần. Cha mẹ cũng có thể xây dựng một lịch trình ở nhà có thể giúp con họ theo kịp việc học của mình. Cha mẹ nên bớt căng thẳng hoặc lo lắng ở nhà khi trẻ nhận thức và cảm nhận được năng lượng tiêu cực từ cha mẹ. Sự tham gia của cha mẹ vào các hoạt động lành mạnh với con cái của họ có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng và mang lại sự nhẹ nhõm cho tình hình chung.

Đối với người cao tuổi: Người cao tuổi phụ thuộc vào sự trợ giúp những người trẻ tuổi phục vụ các nhu cầu hàng ngày của họ, và việc tự cô lập bản thân có thể gây tổn hại nghiêm trọng. Vì vậy, một việc thật đơn giản như một cuộc điện thoại trong khi đại dịch bùng phát có thể giúp an ủi những người cao tuổi. Các thành viên trẻ tuổi hơn trong gia đình nên dành một chút thời gian để nói chuyện với các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình và tham gia vào một số thói quen hàng ngày của họ nếu có thể.

Các nhân viên y tế và lực lượng tham gia chống dịch làm việc như lực lượng tiên phong để chống lại đợt bùng phát COVID-19 có thể dễ mắc các triệu chứng về sức khỏe tâm thần hơn. Lo sợ mắc bệnh, thời gian làm việc kéo dài, không có đồ bảo hộ và vật tư, lượng bệnh nhân,…, xã hội xa cách và cách ly với gia đình và bạn bè của họ, và tình trạng thảm khốc của bệnh nhân có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế nên nghỉ giải lao ngắn giữa giờ làm việc và giải quyết tình huống một cách bình tĩnh, thoải mái.Vì nhiều chuyên gia sợ về nhà và lây nhiễm cho gia đình của họ, điều quan trọng là phải thông báo cho họ về các biện pháp an toàn có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Bệnh viện cũng có thể cung cấp một nơi mà người lao động có thể nghỉ ngơi và nếu có thể, ghi lại lịch trình bệnh viện của họ để chia sẻ với gia đình của họ. Hơn nữa, các thành viên gia đình của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên được tiếp cận đặc biệt để xét nghiệm và điều trị, nếu cần thiết.

 

 

 

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !