Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
Phỏng Vấn Về Nghiện Thuốc Lá Điện Tử, Thuốc Lá Nung Nóng
 
1. Ông có nhận định như thế nào về tỷ lệ thanh, thiếu niên hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung hiện nay?

Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng là những sản phẩm mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại, bằng chứng khoa học về độc tính và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của các sản phẩm này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, rất nhiều các nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra hậu quả đối với sức khoẻ của việc sử dụng và tiếp xúc thụ động với “sol khí”/khói của các sản phẩm này.

Thuốc lá điện tử thường được coi là an toàn hơn thuốc lá nhưng cũng gây rủi ro cho sức khỏe.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch và tăng nguy cơ ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng và các vấn đề sức khỏe khác bao gồm các triệu chứng tiêu hóa.

              Tại Việt Nam, thời gian gần đây, số trường hợp ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử đã được ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp xảy ra ở lứa tuổi học sinh, trong đó có cả nữ giới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh niên từ 13-17 tuổi bắt đầu sử dụng các sản phẩm này đã ở mức 2,6%. Tỷ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 tại thành phố Hà Nội là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Đáng lưu ý, có đến 5,2% các em hiện không hút thuốc lá truyền thống, mà chỉ sử dụng thuốc lá mới này (nam là 7,7% và nữ là 2,3%)(6). Tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng gia tăng.
Học sinh tụ tập hút thuốc lá điện tử
 
Trong số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá, cứ 10 người thì có 7 người sử dụng sản phẩm có hương vị. Đối với thanh niên, các sản phẩm thuốc lá có hương vị rất hấp dẫn và làm giảm nhận thức về tác hại và khả năng gây nghiện
 
2. Với một bạn trẻ, bạn ấy sử dụng thuốc lá nung, hay thuốc lá điện tử trong thời gian bao lâu thì có thể gây nghiện và thời gian nào thì tác động đến sức khoẻ tâm thần của bạn ấy ạ?
              Khi hít phải khói thuốc lá, nicotin di chuyển nhanh chóng đến phổi, máu động mạch và não chỉ trong 15 đến 20 giây, nơi nó phát huy tác dụng gây nghiện. Tốc độ phân phối đến não nhanh chóng được cho là một yếu tố quan trọng trong khả năng lạm dụng nicotin dạng hít so với các đường sử dụng nicotin khác.

Nicotine có trong thuốc lá, và cũng là thành phần chính của khói thuốc lá, là một chất mang tính gây nghiện cao. Triệu chứng thèm thuốc có thể xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên sử dụng thuốc. Nicotine kích thích các thụ thể cholinergic nicotinic trong não, giải phóng dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh khác, kích hoạt hệ thống củng cố não bộ theo cách tương tự như các loại thuốc gây nghiện khác

Sự phụ thuộc tâm lý tồn tại khi hút thuốc ảnh hưởng đến tâm trạng hoặc khi hút thuốc để tránh triệu chứng cai; nó bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu hút và trên khoảng 25% thanh thiếu niên thử hút thuốc. Sự phụ thuộc thực thể (tức là sự xuất hiện triệu chứng cai thực sự) cũng bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu hút. Người ta hút thuốc để thỏa mãn sự lệ thuộc nicotine, nhưng đồng thời họ cũng hít phải hàng nghìn các thành phần khác, trong đó có cả chất gây ung thư, khí độc và các chất phụ gia hóa học vốn là một phần của khói thuốc. Không phải nicotine, mà chính những thành phần độc hại này là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ do hút thuốc..

Hầu hết tất cả các loại thuốc lá điện tử đều chứa nicotine.

 

              Qua nghiên cứu thực tế của Hoa Kỳ  cho thấy, chỉ với 2 điếu thuốc lá trong một tuần, bạn cũng có thể trở nên nghiện thuốc lá. Nhất là đối với người trong độ tuổi thanh thiếu niên càng trở nên nghiện nhanh hơn vì trong giai đoạn này, bộ não đang trong quá trình trưởng thành, dễ bị tác động hơn so với người trưởng thành. Chính vì thế, hút thuốc lá càng sớm thì nguy cơ trở nên nghiện càng cao và nữ dễ nghiện hơn nam.

Tùy theo đặc điểm gen quy định của mỗi người sẽ có mức độ nhạy cảm não bộ đối với nicotine trong thuốc lá khác nhau. Nếu người có gen quy định các thụ thể nicotine trên bề mặt tế bào thần kinh rất nhạy cảm với nicotine trong khói thuốc lá thì chỉ cần người mới bắt đầu hút thuốc với một lượng rất ít cũng có thể gây nghiện ngay sau đó. Ngược lại, nếu các thụ thể này trơ, không đáp ứng với nicotine khói thuốc thì có thể với một thời gian hút thuốc rất lâu mới nghiện. Nhưng chung quy lại thì dù nhạy cảm với thuốc lá ít hay nhiều, cần nhiều thời gian hay không thì đều có thể dẫn đến nghiện thuốc lá.

 3. Tại bệnh viện Tâm thần HP đã phải điều trị cho trường hợp nào, bị ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung chưa? Thưa ông

Hiên tại chúng tôi vẫn thường xuyên điều trị
  • Bệnh nhân chỉ nghiện thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đơn thuần.
  • Bệnh nhân có sử dụng thuốc lá điện tử có pha trộn thêm  cần sa, ma túy tổng hợp.

              Gần đây, Bệnh viện Tâm thần tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam 20 tuổi, đi khám vì các triệu chứng mất ngủ, buồn chán, lo lắng. Trước đó, bạn này đã từng đi khám tại nhiều bệnh viện vì co thắt dạ dày, bồn chồn và đau đầu sau gáy. Trong quá trình khám bệnh, người bệnh có báo cáo việc sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian dài từ khi còn là học sinh phổ thông.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 17 tuổi, cũng được mẹ đưa đến khám với lý do là “cháu ở nhà và ở trường hay cáu gắt, chẳng nói chuyện với ai, không chịu học hành, nhưng cứ rít 1 hơi trong pot là lại như một người khác trong vài phút rồi lại như cũ”. Đây là vài trường hợp trong số các ca bệnh đến khám tại bệnh viện vì những rối loạn tâm thần liên quan đến việc sử dụng thuốc lá điện tử.

Việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng gây nghiện không thua kém hút thuốc lá truyền thống. Bên cạnh đó, nó còn tiềm tàng nguy cơ gây nghiện cho người xung quanh do phải hít hơi thuốc thụ động. Việc sử dụng thuốc lá điện tử còn kéo theo gia tăng nguy cơ nghiện các chất khác. Những nghiên cứu trong nhóm người sử dụng thuốc lá điện tử còn cho thấy: 50-72% có sử dụng cần sa; 44-58% lạm dụng rượu; 10- 24% có sử dụng chất gây ảo giác; 6-15% sử dụng cocain; 2-6% sử dụng amphetamine.

 4. Độ tuổi nào nhập viện nhiều nhất và mức độ của bệnh ra sao ạ?

Gần đây độ tuổi nhập viện do nghiện thuốc lá điện tử và nung nóng tăng cảo trong tuổi vị thành niên từ 13 – 17 tuổi,

Thời gian qua, tại bệnh viện Tâm thần đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Các em còn đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Chủ yếu ở quận nội thành, thị trấn và các vùng lân cận trung tâm. Điều đáng lưu ý là hầu hết các em đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác.

Những người bắt đầu hút thuốc khi còn là thanh thiếu niên có nhiều khả năng trở thành người hút thuốc suốt đời hơn những người bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi 20 hoặc muộn hơn

Các bệnh nhân này đều được bác sỹ điều trị theo triệu chứng và phác đồ giống như những bệnh nhân lạm dụng chất.

 
5. Vậy! Cụ thể thuốc lá điện tử, thuốc lá nung có những tác hại nào tới sức khoẻ tâm thần của các bạn trẻ?

         Tuổi vị thành niên là thời điểm quan trọng để phát triển não bộ, với bộ não không đạt đến độ chín hoàn toàn cho đến giữa những năm 20 tuổi. Phơi nhiễm nicotin trong thời niên thiếu có thể gây hậu quả bất lợi lâu dài cho sự phát triển não bộ

          Những rối loạn cảm xúc phổ biến ở người sử dụng thuốc lá điện tử bao gồm: trầm cảm (6%), rối loạn lo âu (23%), rối loạn stress (17-21%). Các nhà khoa học đã chứng minh việc sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến giảm lòng tự trọng, làm gia tăng các triệu chứng lo âu và làm giảm khả năng thích nghi với stress. Những cảm xúc tiêu cực, ý nghĩ tự sát cũng đã được báo cáo trên những người sử dụng thuốc lá điện tử.

Hút thuốc lá điện tử gia tăng các rối loạn hành vi như rối loạn tăng động - giảm chú ý; nghiện cờ bạc; các hành vi bốc đồng và xung động; các hành vi phạm pháp.

Hút thuốc ở những người mắc bệnh tâm thần Bệnh tâm thần thường xảy ra đồng thời với nghiện thuốc lá (79, 80), bao gồm trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và tâm thần phân liệt. Bằng chứng cho thấy nicotin có thể cải thiện chức năng nhận thức, kiểm soát cảm giác và giảm các triệu chứng loạn thần đã dẫn đến giả thuyết tự dùng thuốc, cho rằng những người mắc chứng rối loạn tâm thần hút thuốc để giảm bớt các triệu chứng của họ (
 
6. Thế còn về mặt xã hội thì sao, thưa ông? thuốc lá điện tử, thuốc lá nung tạo ra những tác động xấu nào cho xã hội ạ?

Thuốc lá điện tử sẽ tiếp tục gây gánh nặng bệnh tật và chi phí bệnh tật lớn. Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế thế giới. Ước tính chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 3,6% GDP. Theo số liệu của các nước phát triển, chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm 6 - 15% tổng chi phí y tế. Tại Việt Nam, theo ước tính của các chuyê gia, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra tại Việt Nam khoảng 1% GDP tương đương với 67.000 tỷ đồng.

Rác thải của bộ phận thiết bị điện tử, ống chứa dung dịch gây ảnh hưởng đến môi trường vì lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường sau khi sử dụng, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần.

Tiêu dùng thuốc lá điện tử ảnh hưởng tới đói nghèo, phát triển bền vững. Các hãng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có xu thế đưa ra nhiều sản phẩm với giá bán thấp hơn để tiếp cận người có thu nhập thấp (là đối tượng dễ tổn thương nhất). Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp. Một người hút thuốc trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người. Như vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nghèo đói.

 
7. Và để điều trị thành công cho trường hợp nghiện thuốc lá đt và thuốc lá nung, có khó không? Và thời gian điều trị có dài không? Thưa ông?
 

Tư vấn cai thuốc lá và điều trị bằng thuốc là hai phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng có hiệu quả đối với cai nghiện thuốc lá.

Hút thuốc có nhiều đặc điểm của một bệnh lý mạn tính. Do đó, cách tiếp cận dựa trên bằng chứng đối với người hút thuốc lá, đặc biệt là đối với những người chưa sẵn sàng bỏ thuốc hoặc chưa cân nhắc việc bỏ thuốc, nên được tối ưu hóa thông qua những nguyên tắc chỉ đạo giống với nguyên tắc quản lý bệnh mạn tính, cụ thể là

  • Liên tục đánh giá và giám sát tình trạng hút thuốc lá
  • Sử dụng các loại can thiệp dựa trên bằng chứng khác nhau (hoặc kết hợp chúng) cho những bệnh nhân khác nhau, đồng thời xây dựng kế hoạch dựa trên những trải nghiệm và phác đồ điều trị trước đây của bệnh nhân
  • Khuyến khích việc bỏ tạm thời và giảm số lượng sử dụng thuốc lá, nhưng luôn nhấn mạnh rằng bỏ hẳn thuốc mới là mục tiêu cao nhất
Các cách tiếp cận thay thế đối với việc cai nghiện thuốc lá, như thôi miên và châm cứu, không tỏ ra hiệu quả và không được khuyến cáo áp dụng thường quy.
               A.Tư vấn dựa trên bằng chứng
 
Nên bắt đầu tư vấn bằng nguyên tắc 5A:
  • (Ask) Hỏi bệnh nhân đến khám xem họ có hút thuốc không, đồng thời ghi nhận phản ứng của bệnh nhân.
  • Khuyên tất cả những người hút thuốc bỏ thuốc bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạnh mẽ, cá nhân hóa và không phán xét.
  • Đánh giá sự sẵn sàng bỏ thuốc trong vòng 30 ngày tới của người hút thuốc, nhấn mạnh lợi ích của việc bỏ thuốc đối với người hút thuốc không có ý định bỏ thuốc trong 30 ngày tới.
  • (Assist) Hỗ trợ người hút sẵn sàng quyết tâm cai bằng cách tư vấn ngắn gọn và sử dụng thuốc điều trị.
  • (Arrange) Bố trí theo dõi, lý tưởng nhất là trong tuần đầu bỏ thuốc.

Đối với những người đã sẵn sàng bỏ thuốc, nên sắp xếp ấn định một ngày bỏ thuốc, tốt nhất là trong vòng 2 tuần, đồng thời nhấn mạnh với họ rằng việc bỏ thuốc hoàn toàn sẽ tốt hơn so với việc giảm hút từ từ. Việc đánh giá quá trình bỏ thuốc sẽ giúp xác định những yếu tố hỗ trợ và cản trở việc bỏ thuốc, đồng thời cũng cần tính đến những yếu tố kích phát thèm thuốc, hoặc cản trở việc bỏ thuốc. Ví dụ, sử dụng rượu có liên quan tới việc hút thuốc trở lại, do đó, cần thảo luận với bệnh nhân về việc hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu. Ngoài ra, việc bỏ thuốc sẽ khó khăn hơn khi có người khác hút thuốc trong nhà; vợ/chồng và bạn cùng nhà cũng hút thuốc nên được khuyến khích hút thuốc bên ngoài nhà hoặc cùng nhau bỏ tất cả. Các bác sĩ lâm sàng nên củng cố sự sẵn có của họ và hỗ trợ trong nỗ lực bỏ thuốc.

Ngoài các tư vấn ngắn gọn được bác sĩ cung cấp, các chương trình tư vấn cũng có thể hữu ích với người hút thuốc. Họ thường sử dụng kỹ thuật nhận thức-hành vi, đồng thời, nhiều chương trình y tế khác nhau mang tính thương mại và tình nguyện cũng được cung cấp tới người hút thuốc lá. Tỷ lệ thành công của những chương trình này cao hơn so với các chương trình tự thân.

 
              B. Thuốc điều trị cai thuốc lá
 

Varenicline, bupropion SR và 5 loại chế phẩm thay thế nicotine (kẹo cao su, viên ngậm, miếng dán, thuốc dùng đường hít, và thuốc xịt mũi-xem bảng Thuốc Cai Thuốc Lá) là những lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả. Cơ chế hoạt động của Bupropion là tăng giải phóng norepinephrine và dopamine trong não. Varenicline tác động trên receptor acetylcholine nicotinic (phân nhóm receptor alpha-4 beta-2), tại đây, nó vừa đóng vai trò là chất chủ vận gây hiệu ứng nicotinic, vừa là chất đối kháng ngăn chặn các tác động của nicotine. Tác dụng của varenicline là làm giảm các triệu chứng cai nicotin và làm giảm tác dụng của việc hút thuốc nếu bệnh nhân có sai sót. Một số bằng chứng cho thấy varenicline là liệu pháp điều trị đơn độc có hiệu quả nhất đối với cai nghiện thuốc lá.

Kết hợp các sản phẩm thay thế nicotine khác nhau có hiệu quả hơn các sản phẩm đơn lẻ và có hiệu quả tương đương với varenicline. Ví dụ, kết hợp miếng dán nicotine với chế phẩm nicotine tác dụng ngắn thay thế thuốc (như kẹo ngậm, kẹo cao su, thuốc xịt mũi, thuốc hít) hiệu quả hơn so với việc sử dụng đơn độc từng chế phẩm. Khi sử dụng kết hợp, miếng dán giúp duy trì ổn định nồng độ của nicotine trong máu, trong khi đó, việc sử dụng kẹo cao su, kẹo ngậm, thuốc hít hoặc thuốc xịt mũi gây gia tăng nhanh nồng độ nicotine, từ đó giúp bệnh nhân dịu cơn thèm thuốc. Liệu pháp thay thế nicotine được định lượng khoảng 1 mg nicotine mỗi lần hút thuốc lá mỗi ngày. Bệnh nhân sử dụng miếng dán nicotine nên tiếp tục đeo miếng dán ngay cả khi có vết loét và khói thuốc.

Có thể, người hút thuốc sẽ lo ngại rằng họ vẫn lệ thuộc nicotine khi sử dụng các sản phẩm thay thế nicotine trong quá trình cai thuốc; tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra hiện tượng lệ thuộc như vậy. Một điểm quan trọng là khả năng gây nghiện của một loại thuốc có liên quan đến tốc độ vận chuyển đến não. Bởi vì không có sản phẩm thay thế nicotine nào cung cấp nicotine vào não bất cứ nơi nào gần với tốc độ hút thuốc (8 đến 10 giây), các sản phẩm thay thế ít gây nghiện hơn. Lựa chọn thuốc được dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ với loại thuốc đó, dựa trên sự lựa chọn và trải nghiệm (cả tích cực và tiêu cực) với thuốc trước đó của người hút, và dựa trên các chống chỉ định của thuốc.

Mặc dù các thuốc hỗ trợ cai nghiện đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng, nhưng chỉ có < 25% người hút sử dụng chúng trong quá trình cai thuốc lá. Những lý do khiến người hút thuốc không sử dụng thuốc cai thuốc trong nỗ lực bỏ thuốc bao gồm tỷ lệ chi trả bảo hiểm thấp, lo ngại về tác dụng phụ và sự an toàn của việc hút thuốc đồng thời và thay thế nicotine, và sự chán nản của bệnh nhân vì những lần bỏ thuốc không thành công trong quá khứ.

Cytisine, bromocriptine và topiramate là những loại thuốc hỗ trợ cai nghiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp vaccine tỏ ra không có hiệu quả.
 

Tính an toàn

Chống chỉ định với bupropion khi có tiền sử động kinh, rối loạn ăn uống, và có sử dụng chất ức chế monoamine oxidase trong vòng 2 tuần vừa qua.

Các báo cáo sau khi đưa ra thị trường về các tác dụng phụ thần kinh nghiêm trọng hoặc có ý nghĩa trên lâm sàng khi dùng bupropion SR hoặc varenicline đã bao gồm những thay đổi về hành vi, sự thù địch, tâm trạng chán nản, suy nghĩ tự sát, tự sát và tự sát hoàn thành. Các bác sĩ lâm sàng nên quan sát bệnh nhân cố gắng bỏ hút thuốc với varenicline hoặc bupropion SR để biết các triệu chứng đó và khuyên họ nên ngừng dùng varenicline hoặc bupropion SR và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngay lập tức nếu họ gặp phải các tác dụng phụ. Nếu ngừng điều trị do các triệu chứng thần kinh, bệnh nhân nên được theo dõi cho đến khi các triệu chứng được giải quyết. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia khuyên dùng varenicline cho hầu hết những người hút thuốc vì những rủi ro của việc hút thuốc về cơ bản vượt quá những rủi ro khi dùng thuốc. Tuy nhiên, sẽ hợp lý khi tránh dùng varenicline ở người hút thuốc nguy cơ tự sát.

Một số bệnh nhân dùng varenicline cho biết tác dụng của rượu. Hướng dẫn bệnh nhân giảm lượng rượu họ tiêu thụ cho đến khi họ biết liệu varenicline có ảnh hưởng đến họ hay không.

 

Liệu pháp thay thế nicotin nên được sử dụng thận trọng ở những người hút thuốc có nguy cơ tim mạch trong hai tuần sau nhồi máu cơ timrối loạn nhịp nghiêm trọng, hoặc đau thắt ngực); tuy nhiên, hầu hết các dữ liệu đều chỉ ra rằng việc sử dụng nicotine ở các đối tượng trên là tương đối an toàn. Nicotine nhai chống chỉ định ở những người hút thuốc có hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Miếng dán nicotine chống chỉ định ở những người hút thuốc có vùng da nhạy cảm nặng.

Do lo ngại về tính an toàn, dữ liệu về hiệu quả không đầy đủ hoặc cả hai, các loại thuốc cai nghiện không được khuyến nghị cho những trường hợp sau:

  • Người hút thuốc đang mang thai
  • Nghiện thuốc mức độ nhẹ (< 10 điếu/ngày)
  • Thanh thiếu niên (< 18 tuổi), trừ những người hút thuốc lá nhiều thường xuyên
  • Sử dụng thuốc lá không khói
 
8. Vâng! Có thế thấy những tác hại khôn lường mà thuốc lá điện tử cũng như thuốc lá nung tác động đến sức khoẻ tâm thần của giới trẻ. Tuy nhiên, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung lại đang trở thành trào lưu trong giới trẻ và rất dễ mua và sử dụng. Vậy! Ông có lời khuyên nào để các bậc phụ huynh có thể kiểm soát và khi phát hiện con có biểu hiện sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung thì cha mẹ nên xử lý ra sao?

              -Phụ huynh cần biết dấu hiệu sớm nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

  • Trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Trẻ có thẻ có các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi.
  • Trẻ thay đổi hành vi: Trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.
  • Tìm thấy những vật lạ trong nhà: Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, thì có thể đưa đến Bệnh viện để kiểm tra.
  • Xuất hiện mùi lạ: Thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh,… Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.
  • Những hành vi hoặc trò chuyện đáng ngờ với bạn bè: Trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.
 
              -Vai trò của gia đình và nhà trường
              Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, vai trò của gia đình trong đó bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Bố mẹ cần chú ý:
  • Dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ và giám sát trong các hoạt trong cuộc sống của trẻ trên cơ sở tôn trọng tránh dẫn đến các hành vi chống đối do bị áp đặt.
  • Phối hợp với nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, vai trò giáo dục của nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để trẻ vị thành niên không bị sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội:

  • Giáo dục học sinh nhận thức được các chất gây nghiện và các tác hại do sử dụng chất gây nghiện.
  • Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
  • Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất ở học sinh: nguồn cung cấp, đối tượng sử dụng để tránh nguy cơ sử dụng rộng rãi tại trường học.

              Sự phối hợp chặt chẽ giữa bố mẹ và nhà trường cùng với sự chung tay của xã hội, tình trạng học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ sớm được loại bỏ khỏi môi trường học đường. Qua đó, xây dựng một thế hệ trẻ vị thành niên khỏe mạnh và trở thành nhân tố tương lai góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước chúng ta.

 
9. Bạn trẻ cần làm gì để vượt qua cơn thèm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
 

Suy nghĩ về lý do thôi thúc bạn bỏ thuốc lá: Viết ra giấy hay ghi chú vào điện thoại những lý do thôi thúc bạn bỏ thuốc lá. Mở nó ra xem thường xuyên và luôn tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn muốn bỏ thuốc lá mỗi khi bắt đầu cơn thèm thuốc lá.  Đây có thể là một động lực mạnh mẽ để giữ cho bạn không hút thuốc lá trở lại.

Tạo cho bản thân luôn bận rộn: Giữ cho miệng của bạn bận rộn: Nhai một thanh kẹo cao su, cắn hạt bí, hạt hướng dương … thay vì hút thuốc. Luôn có kẹo cao su bên mình và uống nhiều nước hơn.

Làm việc gì khác: Khi một cơn thèm thuốc ập đến, không ngồi hoặc nằm quá lâu mà nên đi làm việc khác như đánh răng, đi bộ hoặc nói chuyện với người thân hay nhẩm bài thơ, bài hát mình yêu thích… Chỉ cần thay đổi thói quen của bạn có thể giúp bạn rũ bỏ cảm giác thèm hút thuốc.

Tập thể dục: Đi dạo hoặc đi lên xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất, ngay cả trong những đợt ngắn, có thể giúp bạn tăng cường năng lượng của bạn đánh bại cơn thèm thuốc.

Hít thở chậm, sâu: Khi có cơn thèm thuốc bạn hãy hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Lặp lại điều này 10 lần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Hãy tìm người hỗ trợ: Hãy tìm trợ giúp từ những người mà bạn tin tưởng. Hãy thông báo việc bạn muốn từ bỏ thuốc lá cho những người bạn thân của bạn và nhờ sự trợ giúp của họ khi bạn trong giai đoạn khó khăn. Sự lựa chọn tốt nhất là một người bạn đã từng hút thuốc và bỏ thuốc thành công.

Nghĩ làm những việc tốt: Hãy thử đánh lạc hướng bản thân trong vài phút bằng cách giúp đỡ bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều này làm mất sự tập trung của bản thân vào cảm giác thèm thuốc cho đến khi nó đi qua và thay vào đó bạn sẽ dành sự quan tâm cho những người xung quanh. Ngoài ra, làm việc tốt có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn như giảm căng thẳng là một phần quan trọng của việc bỏ hút thuốc.

Đi đến nơi không được hút thuốc lá: Ghé thăm một nơi công cộng. Hầu hết các nơi công cộng không cho phép hút thuốc. Đi đến rạp chiếu phim, siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em hoặc một nơi khác. Vì tất cả ở những nơi đó đều có biển “cấm hút thuốc lá” nên bạn sẽ không được phép hút thuốc lá.  

Hãy thử liệu pháp thay thế Nicotine: Hãy suy nghĩ về việc thử một liệu pháp thay thế Nicotine tác dụng ngắn, chẳng hạn như viên kẹo ngậm hoặc nhai kẹo cao su; liệu pháp thay thế Nicotine tác dụng dài, chẳng hạn như miếng dán cai thuốc lá, để vượt qua cơn thèm thuốc… Ngay cả khi bạn sử dụng liệu pháp thay thế Nicotine, bạn vẫn có thể có cảm giác thèm thuốc, nên phải thực sự có quyết tâm cao để vượt qua.

Kiên trì và không bỏ cuộc: Làm bất cứ điều gì để đánh bại cơn thèm thuốc lá. Tiếp tục thử và phối hợp những cách khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách nào phù hợp nhất với bạn. Hãy phân tích những lý do khiến bạn còn gặp trở ngại và tìm cách giải quyết. Tự nhắc nhở bản thân phải có ý chí, quyết tâm, đừng hút thuốc để giải quyết cơn thèm, thậm chí không hút dù chỉ là một hơi.

Vì sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh hãy bỏ thuốc lá.
Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !