image banner

Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
T.Ự S.Á.T Là Một Vấn Đề Nghiêm Trọng, Nhưng Chúng Ta Có Thể Ngăn Chặn Được

      Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, cứ mỗi 40 giây, trên Thế giới lại có một người t.ự s.át, mỗi năm có khoảng 10 - 20 triệu vụ t.ự s.át, trong đó có khoảng hơn 800.000 người ch.ết do t.ự s.át. Ở Việt Nam có khoảng 36.000 - 40.000 người t.ự s.át mỗi năm, với khoảng 5.000 người ch.ết vì tự s.át do bệnh lý trầm cảm.

      Tự s.át (Tự t.ử, tự v.ẫn) là hành động của một số người gây ra cái ch.ết cho chính mình.

      Tự s.át có thể xảy ra trong nhiều trường hợp:

      Trầm cảm (Buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú, mất ngủ...).

      Loạn thần (Hoang tưởng bị tội, hoang tưởng bi chi phối, ảo thanh ra lệnh).

      Nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện game, nghiện mạng xã hội… (Rối loạn xung động).

      Rối loạn nhân cách (Nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nhân cách kiểu nghệ sĩ, những nét tâm lý đặc biệt như xung đột, gây gổ,...).

      Giai đoạn cuối của các bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính.

anh tin bai

Triệu chứng:

      Ý tưởng t.ự s.át: Những suy ngẫm, mong muốn, mối bận tâm về cái ch.ết và t.ự s.át

      Ý tưởng t.ự s.át bị động: Nghĩ về không muốn sống nữa hoặc tưởng tượng rằng mình đã ch.ết.

      Ý tưởng t.ự s.át chủ động: Nghĩ về cách để ch.ết hoặc lên kế hoạch để ch.ết.

      Toan t.ự s.át: là khi ai đó tự làm h.ại bản thân mình với mục đích để kết thúc cuộc sống, nhưng kết quả của các hành động đó là họ không ch.ết.

      Hành vi t.ự s.át bao gồm:

+ T.ự s.át hoàn thành: Là sự cố ý hủy hoại cơ thể dấn đến cái ch.ết.

+ Toan t.ự s.át

+ Ý tưởng t.ự s.át

Xử trí, ngăn chặn t.ự s.át:

      Cho nhập viện ngay những trường hợp có ý tưởng t.ự s.át, hành vi t.ự s.át không thành vì đây là cấp cứu trong Tâm thần.

      Chăm sóc cấp 1 (Dưới tầm kiểm soát thường xuyên của nhân viên y tế, không có phương tiện t.ự s.át (Dây thắt lưng, dây giày, vật sắc nhọn…), nếu cần thiết cố định tại giường bệnh, xử trí thuốc đầy đủ.

      Không nên giữ người bệnh có hành vi t.ự s.át lại điều trị tại các phòng khám, trạm y tế phường, xã vì ở đây không có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và thuốc điều trị.

Phát hiện, đánh giá và quả lý người bệnh t.ự s.át là một nhiệm vụ quan trọng của thầy thuốc, thầy thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa tự s.át.

      Việc xây dựng hy vọng, tạo ra các mối quan hệ xã hội vững chắc và CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN không chỉ giúp giảm nguy cơ t.ự t.ử mà còn làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. 

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !