Tại Sao Người Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa Lại Đi Khám Các Chuyên Khoa Khác Trước Khi Đến Bệnh Viện Tâm Thần
Rối loạn lo âu lan tỏa:
• Là rối loạn tâm thần rất thường gặp tại tuyến Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng lại ít được nhận biết
• Thường không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán quá muộn trong khi tỷ lệ hồi phục tự nhiên rất thấp
• Hiếm khi được điều trị đúng và hiệu quả
• Tiến triển mạn tính, gây suy giảm chức năng và chất lượng cuộc sống nghiêm trọng nếu không được điều trị
• Đặc trưng bởi cảm xúc lo âu, lo lắng quá mức về nhiều sự kiện, sự việc xung quanh
• Cường độ, thời gian và tần suất của những lo âu, lo lắng này vượt quá nguy cơ hoặc tác động thực tế của những sự kiện gây lo âu; trong khi bản thân người bệnh không thể kiểm soát được những suy nghĩ lo lắng này, dẫn tới khó tập trung vào những việc đang làm
• Nội dung gây lo âu liên quan tới các tình huống trong cuộc sống thường nhật: nhiệm vụ trong công việc, sức khỏe, tài chính, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, biến cố xảy ra tới con cái, hoặc những vấn đề rất nhỏ nhặt (làm việc nhà, muộn họp)
• Phổ biến ở nữ giới, thường liên quan đến sang chấn trường diễn
Nguyên nhân: nhiều khả năng kết hợp
• Yếu tố sinh học: Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh ở não
• Yếu tố di truyền: Do các gen bệnh quy định
• Yếu tố tâm lý, xã hội: Các sang chấn tâm lý; yếu tố gia đình, xã hội
• Yếu tố lạm dụng chất: Lạm dụng rượu, ma túy,…
Lý do người bệnh Rối loạn lo âu lan tỏa thường bắt đầu khám ở các chuyên khoa khác trước khi đến khám ở bệnh viện Tâm thần
Do biểu hiện của bệnh rất đa dạng, phong phú liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên người bệnh thường đi khám rất nhiều chuyên khoa khác, cuối cùng mới đến khám chuyên khoa tâm thần, cụ thể:
• Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật:
(1) Hồi hộp trống ngực, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh => Người bệnh ban đầu sẽ khám chuyên khoa Tim mạch
(2) Vã mồ hôi
(3) Run
(4) Khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước)
• Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng
(5) Khó thở => Người bệnh ban đầu sẽ khám chuyên khoa Hô hấp
(6) Cảm giác nghẹn
(7) Đau hoặc khó chịu ở ngực
(8) Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng => Người bệnh ban đầu sẽ khám ở chuyên khoa Tiêu hóa
• Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần:
(9) Chóng mặt, không vững, ngất xỉu hoặc choáng váng => Người bệnh ban đầu sẽ khám ở chuyên khoa Thần kinh
(10) Cảm giác mọi đồ vật không thật (tri giác sai thực tại)
hoặc bản thân rất xa hoặc “không thật sự ở đây” (giải thể nhân cách)
(11) Sợ mất kiềm chế, “hóa điên” hoặc ngất xỉu
(12) Sợ chết
• Các triệu chứng toàn thân:
(13) Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh
(14) Tê cóng hoặc cảm giác kim châm
• Các triệu chứng căng thẳng
(15) Căng cơ hoặc đau đớn
(16) Bồn chồn hoặc không thể thư giãn
(17) Có cảm giác tù túng, đang bên bờ vực, hoặc căng thẳng tâm thần
(18) Có cảm giác có khối trong họng, hoặc khó nuốt => Người bệnh sẽ có nguyện vọng làm các xét nghiệm tầm soát như Nội soi, MRI, CT, Marker ung thư,…
Vậy thì điều trị bệnh Rối loạn lo âu lan tỏa ở đâu tại Hải Phòng:
Bệnh viện Tâm tần Hải Phòng là đơn vị chuyên khoa hàng đầu về chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.
• Nguyên tắc điều trị:
Phối hợp nhiều liệu pháp điều trị. Ưu tiên các liệu pháp tâm lý, liệu pháp thư giãn luyện tập, thể dục thể thao… trước khi dùng thuốc.
• Cụ thể:
=> Liệu pháp tâm lý bao gồm:
- Thiết lập mối quan hệ tin tưởng
- Tăng cường tính độc lập
- Nhận thức về vòng lặp CBT của lo âu, phá vỡ hành vi tránh né
- Bài tập thư giãn luyện tập, kiểm soát căng thẳng
=> Kĩ thuật cao điều trị không xâm lấn: Kích thích từ xuyên sọ.
=> Liệu pháp hóa dược: Các thuốc điều trị phù hợp với người bệnh Rối loạn lo âu lan tỏa.