Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
Chương trình quốc gia BVSKTT cộng đồng

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BVSKTT CỘNG ĐỒNG

Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ) thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1999. Trong mỗi giai đoạn, chương trình có những tên gọi khác nhau:

- Giai đoạn 1999-2005: Dự án “Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Tâm thần tại cộng đồng” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AID”.

- Giai đoạn 2006-2010: đưa hai bệnh Động kinh và Trầm cảm thuộc dự án “Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm" vào dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội”.

- Năm 2011: Dự án “Sức khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Dự án 2 của chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế “Phòng chống bệnh không lây nhiễm”.

Cơ quan chủ quản đầu tư: Bộ y tế

Cơ quan chỉ đạo chung: Bệnh viện tâm thần Hải Phòng

Cơ quan thực hiện của Thành phố Hải Phòng: Bệnh viện tâm thần Hải Phòng.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

1. Mục tiêu của dự án đã được Chính phủ phê duyệt:

1.1. Mục tiêu chung:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân theo phương thức lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế xã, phường.

- Đưa Dự án Phòng chống bệnh không lây nhiễm (Động kinh và Trầm cảm) vào triển khai chung với Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, tuy nhiên trọng tâm giai đoạn 2006 – 2010 là bệnh Tâm thần phân liệt.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% số tỉnh/thành trên cả nước được triển khai dự án (63/63 tỉnh/thành). 70% số xã phường triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của trạm y tế cơ sở.

- Phát hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh).

- Điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện, hỗ trợ người bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

2. Kết quả thực hiện dự án của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010

2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu:

Mục tiêu 1: Xây dựng màng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế cơ sở:

* Đến hết 2010: Tổng số xã, phường được triển khai chương trình là 549 xã, phường (đạt 95,1%), trong đó có23/29 quận, huyện đã được phủ kín chương trình (đạt tỉ lệ 88,46%).

Mục tiêu 2: Phát hiện và quản lý bệnh nhân.

* Đến hết 2010: quản lí điều trị được 12.462 bệnh nhân.

Mục tiêu 3: Chữa ổn định cho 82% bệnh nhân tâm thần được quản lí (bệnh nhân không bị tái phát đi bệnh viện, tái hoà nhập với gia đình và cộng đồng).

2.2. Đánh giá hiệu quả các hoạt động của chương trình:

* Điều trị /phát hiện bệnh nhân:

- Tất cả các mặt hoạt động của chương trình như tập huấn, đào tạo, khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú hàng tháng cho bệnh nhân tâm thần tại các xã, phường đều phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng.

- Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần được quản lí điều trị ngoại trú của thành phố Hải Phòng đạt khoảng 70% so với số lượng bệnh nhân ước tính của địa phương.

- Thành phố Hải Phòng quản lí điều trị cấp phát thuốc ngoại trú cho tất cả các dạng bệnh tâm thần ngoài bệnh Tâm thần phân liệt (Động kinh; trầm cảm; chậm phát triển tâm thần; loạn thần tuổi già...).

* Chuyên môn bác sĩ, đội ngũ y tế:

- Hoạt động triển khai chương trình tại các xã, phường đã góp phần xây dựng và củng cố màng lưới cán bộ chuyên khoa tâm thần của các Trung tâm y tế quận, huyện. Trước đây, công tác quản lí điều trị bệnh nhân ngoại trú ở khu vực phía Tây mới sáp nhập do các trạm y tế xã, phường quản lí hoàn toàn, gần như bỏ qua vai trò của cán bộ chuyên trách tâm thần các Trung tâm y tế, trong khi nhân viên các trạm y tế xã, phường do vừa thiếu, vừa yếu, lại ôm đồm nhiều chương trình nên khó có thể đảm đương được công tác điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tâm thần.

- Nâng cao kiến thức về sức khỏe tâm thần cho các cán bộ y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, mỗi năm chương trình phổ biến đến các trưởng trạm y tế, cán bộ chuyên trách tâm thần của các trạm y tế xã, phường những nội dung cơ bản về các bệnh tâm thần khác nhau. Trước đây, tuy phải quản lí điều trị bệnh nhân ngoại trú, nhưng cán bộ chuyên trách tâm thần hầu như chưa có khái niệm về sức khỏe tâm thần cũng như kiến thức về các bệnh tâm thần nặng phải điều trị tại cộng đồng.

* Cộng đồng/ thông tin truyền thông :

- Nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần được nâng lên rõ rệt. Trước đây ở các quận, huyện mới sát nhập, do kinh phí có hạn nên hầu như không có hoạt động tập huấn tại các xã, phường triển khai chương trình, vì vậy chính quyền địa phương không biết, coi như việc riêng của trạm y tế, không tạo được sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề sức khỏe tâm thần.

- Hiện nay, hoạt động đầu tiên hàng năm của chương trình là mở các lớp tập huấn ngay tại các Uỷ ban nhân dân xã, phường cho các đối tượng là cán bộ chủ chốt của địa phương nhằm tuyên truyền giáo dục kiến thức về sức khỏe tâm thần cũng như phát hiện những bệnh nhân tâm thần ngoài cộng đồng còn chưa được phát hiện để đưa vào quản lí điều trị. Đây là hoạt động mang lại hiệu quả lớn nhất, làm cho nhân dân cũng như lãnh đạo các cấp của Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng nên đã thu hút được sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo hoạt động của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân...

2.3. Một số nhận xét chung:

* Thuận lợi:

- Chương trình BVSKTTCĐ được triển khai trong cộng đồng làm cho nhân dân cũng như lãnh đạo các cấp của Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể thấy rõ tính thiết thực và hiệu quả nên đã thu hút đựoc sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo hoạt động của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân....

- Chương trình  BVSKTTCĐ được sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo của Sở y tế Hải Phòng. Vì vậy kinh phí thành phố phân bổ cho chương trình tăng dần từng năm.

- Việc phối hợp giữa Ban chủ nhiệm chương trình và Ban lãnh đạo các Trung tâm y tế được đồng bộ, chặt chẽ và đạt hiệu quả.

- Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng có màng lưới chuyên khoa tâm thần hoạt động từ nhiều năm nay: Phòng khám tâm thần tại các Trung tâm y tế do bác sỹ chuyên khoa phụ trách, các trạm y tế xã, phường đều có cán bộ y tế chuyên trách tâm thần, do đó bệnh nhân tâm thần được đảm bảo điều trị ngoại trú tại các địa phương sau khi ra viện.

* Thành tựu:

- Từng năm một đều đạt và vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn đề ra từ đầu năm, những năm của giai đoạn trước  (2001 - 2005), mỗi năm chỉ triển khai được 10-15 xã, phường mới, nhưng những năm của giai đoạn 2006-2010, số xã phường mới triển khai mỗi năm đã tăng gấp 2-3 lần. Vì vậy số xã, phường được triển khai chương trình đã tăng lên nhanh chóng, tỉ lệ bệnh nhân tâm thần được quản lí điều trị tăng dần qua từng năm.

- Tại các xã phường được triển khai chương trình, nhân dân, chính quyền và các đoàn thể đã nâng cao được nhận thức về sức khỏe tâm thần, bệnh nhân tâm thần được chăm sóc, nâng đỡ, do đó tỷ lệ bệnh nhân ổn định, sống hoà nhập với cộng đồng, không tái phát đi viện đã tăng lên từng năm. Gia đình bệnh nhân giảm được gánh nặng do bệnh tật và các hành vi gây hại, gây rối của bệnh nhân tâm thần.

* Khó khăn:

- Nhận thức của cộng đồng về sức khoẻ tâm thần còn chưa được nâng cao, nhiều quan niệm lệch lạc do đó bệnh nhân tâm thần còn chưa nhận đựơc sự quan tâm đúng mức của xã hội.

- Cán bộ màng lưới chuyên khoa tâm thần hoạt động chưa đều tay, chưa yên tâm công tác phục vụ bệnh nhân tâm thần.

* Một số lĩnh vực cần ưu tiên:

- Giáo dục truyền thông về sức khỏe tâm thần trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường tập huấn các kiến thức cơ bản về bệnh tâm thần cho các bác sỹ chăm sóc sức khoẻ ban đầu để phát hiện sớm các rối loạn tâm thần trong nhân dân.

- Tăng cường thuốc biệt dược chuyên khoa mới (ít tác dụng phụ) để tạo điều  kiện thuận lợi cho công tác phục hồi chức năng tâm lí xã hội cho bệnh nhân tâm thần.

II. KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA:

SỨC KHỎE TÂM THẦN CÔNG ĐỒNG (thuộc dự án 2: Phòng chống bệnh không lây nhiễm)

1. Mục tiêu của dự án:

1.1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh việc phòng chống và cải thiện sức khỏe tâm thần cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân và an sinh xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể trung hạn  (giai đoạn)

1.2.1 Bệnh động kinh:

1.2.1.1 Phòng bệnh cấp I:

Nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần cho 50% dân số ở các điểm được triển khai Dự án, giúp người dân chủ động phòng tránh bệnh.

1.2.1.2. Phòng bệnh cấp II:

- Phát hiện sớm, quản lý và điều trị sớm cho 100% số bệnh nhân động kinh trong toàn quốc (tương đương 16.640 bệnh nhân động kinh).

- Triển khai và quản lý 10% số bệnh nhân tâm thần động kinh trong toàn quốc (tương đương 1.098 xã).

- Điều trị ổn định, chống tái phát cho 70% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý.

1.2.1.3. Phòng bệnh cấp III:

- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dưới 30% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý.

1.2.2. Bệnh nhân tâm thần phân liệt:

- Tiếp tục duy trì 69% số xã/phường đã triển khai.

- Đến hết năm 2011, quản lý bệnh Tâm thần phân liệt tại 79% xã/ phường trong toàn quốc.

- Đối với những xã, phường triẻn khai mới bệnh Tâm thần phân liệt: triển khai lồng ghép quản lý và điều trị bệnh động kinh.

1.3. Mục tiêu dài hạn (đề xuất).

- Triển khai điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Tâm thần phân liệt và Động kinh tại 100% xã, phường.

- Tiến tới triển khai dự án sức khỏe tâm thần cộng đồng đối với một số bệnh/rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất trí, nghiện chất, rối loạn lo âu,...

2. Mục tiêu thực hiện dự án của Thành phố Hải Phòng năm 2013:

2.1. Triển khai chương trình Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng ở 100% xã, phường trong toàn thành phố, xây dựng màng lưới bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế cơ sở.

2.2. Quản lý  và điều trị ngoại trú cho 80% bệnh nhân tâm thần ước tính trên địa bàn, bao gồm tất cả các loại bệnh như: Tâm thần phân liệt; Động kinh...

2.3. Chữa ổn định 85% bệnh nhân tâm thần được quản lí, giảm tỷ lệ tái phát, giảm các hành vi gây nguy hại và gây rối, giảm tỷ lệ mãn tính.

                                                                                                                                                                                                                                  Thạc sĩ Thắng sưu tầm.

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !