Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
Kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2015
SỞ Y TẾ HẢI PHÒNGBỆNH VIỆN TÂM THẦN SỐ:        /KH- BVTTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc Hải Phòng, ngày      tháng      năm 2015

KẾ HOẠCH

Phòng chống dịch bệnh năm 2015

A.TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2014:

I.Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới, đặc biệt là Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn biến phức tạp, nổi bật là một số dịch bệnh:

- Dịch bệnh do vi rút Ebola đã bùng phát tại các quốc gia Tây Phi với số mắc lớn, tỷ lệ tử vong cao và vẫn tiếp gia tăng số mắc  và tử vong tại một số nước (Sierra, Leone, Liberia và Guinea…);

- Dịch cúm gia cầm đã và đang có diễn biến phức tạp. Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định có nhiều nguy cơ ghi nhận thêm các trường hợp mắc cúm A/H7N9, Cúm A(H5N1) mới trên người;

- Hội chứng hô hấp Trung Đông ( MERS-CoV): Dịch ghi nhận tại 22 quốc gia (Ả rập- Xê út, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ…)

- Bệnh Dịch hạch, bệnh sởi, một số dịch bệnh khác (Chân tay miệng, Sốt xuất huyết..)

II.Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

- Nguy cơ xâm nhập các trường hợp nhiễm cúm gia cầm vào Việt Nam là rất lớn, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Bộ Y tế đã ban hành và chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh cúm AH7N9 theo 4 tình huống dịch bệnh, bảo đảm việc đáp ứng phòng chống dịch một cách hiệu quả.

- Dịch bệnh  như: Chân tay miệng, Sốt xuất huyết, Sởi, Sốt rét, Viêm não vi rút, Bệnh dại… vẫn đang lưu hành tại Việt Nam, cả nước năm 2014 đã ghi nhận có ca mắc cũng như tử vong do liên quan đến các bệnh này.

- Dịch bệnh do vi rút Ebola: Chưa ghi nhận trường hợp mắc tại Việt Nam.

B. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2015:

Thực hiện Kế hoạch số 412/KH-UBND về kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2015. Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh nói chung, phòng chống dịch cúm và sự lây lan của các chủng Vi Rút cúm năm 2015 như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Tăng cường các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để dịch lây lan trong toàn bệnh viện, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh nhân tử vong do dịch gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Phát hiện sớm ca bệnh truyền nhiễm đầu tiên xâm nhập vào bệnh viện để xử lý kịp thời, tránh lây lan ra toàn bệnh viện và cộng đồng (Đặc biệt đối với dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, dịch cúm, dịch Ebola dịch bệnh phát theo mùa)

2.1. Áp dụng  chủ động và có hiệu quả biện pháp dự phòng các bệnh truyền nhiễm  có khả năng gây dịch.

2.3. Tăng cường tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh môi trường trong toàn bệnh viện.

2.4. Tăng cường năng lực, kỹ năng phát hiện sớm dịch bệnh cho cán bộ - nhân viên trong toàn bệnh viện.

2.5. Đảm bảo đủ kinh phí , thuốc, hóa chất, dụng cụ, phương tiện và các trang thiết bị phòng chống dịch để ứng phó kịp thời khi có dịch xảy ra.

2.6. Cấp cứu xử trí và vận chuyển kịp thời các ca bệnh theo dung nguyên tắc nhằm tránh lây lan ra cộng đồng, hạn chế thấp nhất biến chứng nặng hoặc tử vong do dịch bệnh gây nên.

II. Các giải pháp chủ yếu

1. Công tác tổ chức:

      -  Phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Y tế chủ động phối kết  hợp với các khoa/ phòng trong toàn bệnh viện làm tốt công tác theo dõi, phát hiện ca mắc bệnh truyền nhiệm để có kế hoạch xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xuất hiện, không để bệnh lây lan ra trong toàn viện và cộng đồng.

      - Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chủ động làm tốt công tác kiểm tra công tác vệ sinh môi trường và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong toàn bệnh viện, kết quả kiểm tra báo cáo Ban Giám đóc bằng văn bản khi có dịch xảy ra trong bệnh viện.

    - Lãnh đạo các khoa/ phòng chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động vệ sinh trong phạm vi khoa/phòng được phân công quản lí đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.

   - Các khoa /phòng báo cáo kịp thời với Ban Giám đốc, xin ý kiến chỉ đạo khi phát hiện có ca bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây nên dịch bệnh nguy hiểm.

   - Khoa Dược và phòng vật tư – Thiết bị y tế có kế hoạch dự trù đầy dủ cơ số thuốc và hóa chất phòng chống dịch , cung ứng kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

   - Phòng Hành chính quản trị có kế hoạc phối kết hợp với các khoa/ phòng để làm tốt công tác vận chuyển bệnh nhân khi có dịch bệnh xảy ra.

2. Công tác tuyên truyền, tập huấn chuyên môn:

  - Phòng Vật tư – thiết bị y tế: thường xuyên đăng tải các nội dung về tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do các cấp triển khai trên khai.

  - Phòng Kế hoạch tổng hợp tổ chức tập huấn chuyên môn về phòng chống dịch  và  các biện pháp xử trí khi có dịch xảy ra theo nội dung chỉ đạo của ngành Y tế cho Cán bộ- viên chức , người lao động công tác tại bệnh viện.

3. Công tác phòng lây nhiễm:

3.1. Nguyên tắc

- Cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A (H5N6) và người bệnh đã được chẩn đoán xác định nhiễm cúm A (H5N6).

- Triển khia ngay các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khi xác định người bệnh nghi ngờ mắc cú

m A (H5N6) và giám sát nghiêm ngặt việc tuân thủ thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Thực hiện khai báo, thông tin và báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin và báo cáo ca bệnh truyền nhiễm.

3.2. Tổ chức khu vực cách ly trong bệnh viện

- Tổ chức các khu vực cách ly như đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác.

- Hạn chế và kiểm soát người ra vào khu vực cách ly.

- Thay giày dép hoặc đi bốt, rửa, sát khuẩn tay trước khi vào và sau khi ra khỏi buồng cách ly.

3.3. Phòng ngừa c ho người bệnh và khách đến thăm

- Phát hiện sớm và cách ly ngay những bệnh nghi ngờ mắc cúm (H5N6). Không xếp người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm với các người bệnh khác.

- Người bệnh đã xác định bệnh được tập trung tại khoa Truyền nhiễm hoặc tại khoa có đủ điều kiện cách ly và điều trị.

- Tất cả người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa.

- Hạn chế người nhà và khách thăm vào khu cách ly. Trường hợp người nhà chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh phải được hướng dẫn và áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm như nhân viên y tế.

3.4. Phòng ngừa cho nhân viên y tế

- Phương tiện phòng hộ gồm: khẩu trang ngoại khoa, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Phương tiện phòng hộ phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly.

- Mỗi nhân viên ở khu vực cách ly mang đầy đủ phương tiện phòng hộ trước khi tiếp xúc với người bệnh và các chất tiết đường hô hấp. Khi ra khỏi buồng cách ly phải thải bỏ các phương tiện phòng hộ vào thùng gom chất thải (xử lý như chất thải y tế lây nhiễm) và phải tắm, thay quần áo trước khi ra khỏi bệnh viện.

- Bệnh phẩm xét nghiệm: phải đạt trong túi nilon hoặc hộp vận chuyển theo quy định đến phòng xét nghiệm.

- Giám sát: lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc điều trị và nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh. Những nhân viên có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh cần được khám, làm xét nghiệm và theo dõi như người bệnh nghi ngơ bị cảm cúm nặng.

- Thông báo ngay về Trung tâm y tế dự phòng địa phương và Bộ Y tế khi có trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định bệnh.

3.5. Xử lý dụng cụ y tế, đồ vải và dụng cụ dùng cho người bệnh

- Dụng cụ y tế: Những dụng cụ dùng lại phải khử khuẩn ngay tại khu vực cách ly, sau đó chuyển về buồng cọ rửa để cọ rửa và tiệt khuẩn theo quy định.

- Phương tiện dùng cho người bệnh: phải cọ rửa và tẩy uế bằng xà phòng và hóa chất khử khuẩn hàng ngày và mỗi khi bẩn. Mỗi người bệnh có dụng cụ phục vụ vệ sinh và dinh dưỡng riêng.

- Đồ vải: Áp dụng phương pháp vận chuyển và xử lý như đồ vải nhiễm khuẩn. Thu gom đồ vải  trong túi ni lon màu vàng trước khi vận chuyển xuống nhà giặt. Không ngâm đồ vải tại khu vực cách ly. Giặt đồ vải trong các dung dịch khử khuẩn. Trong trường hợp phải giặt bằng tay thi trước khi giặt đồ phải ngâm khử khuẩn.

3.6. Xử lý môi trường chất thải bệnh viện

Tuân thủ quy trình về xử lý môi trường, chất thải theo quy định như đối với các trường hợp bị ô nhiễm.

3.7. Vận chuyển người bệnh

- Nguyên tắc:

+ Hạn chế vận chuyển người bệnh

+ Chỉ chuyển người bệnh trong trường hợp người bệnh nặng, vượt quá khả năng điều trị của cơ sở.

+ Khi vận chuyển phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện hồi sức hô hấp như mặt nạ oxy, bình oxy, máy thở, bòng ambu có vạn PEEP.

+ Đảm bảo an toàn cho người bệnh và người chuyển người bệnh (lái xe, nhân viên y tế, người nhà,..) theo hướng dẫn ở mục phòng bệnh.

- Phải thông báo trước cho cơ sở y tế nơi người bệnh sẽ được chuyển đến để chuẩn hị đầy đủ các phương tiện phòng hộ sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

- Nhân viên vận chuyển người bệnh phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ: Khẩu tramg ngoại khoa, áo choàng một lần, mặt nạ che mặt, găng tay, mũ.

- Tẩy uế se cứu thương sau mỗi lần vận chuyển người bệnh bằng chất sát khuẩn thông thường.

- Rửa tay, sát khuẩn tay khi kết thúc vận chuyển.

3.8. Xử lý người bệnh tử vong

- Người bệnh tử vong phải được khâm liệt tại chỗ theo quy định phòng chống dịch, phải khử khuẩn bằng các khóa chất: cloramin B

- Chuyển người bệnh tử vong đến nơi chôn cất hay hỏa táng bằng xe riêng và đảm bảo đúng quy định phòng lây nhiễm.

-Sua khi tử vong, trong khoảng thời gian 24h phải hỏa táng hoặc chôn cất, tốt nhất là hỏa táng.

3.9. Các biện pháp phòng bệnh chung

Vệ sinh cá nhân, nhỏ mũi, súc miệng – họng bằng các thuốc sát khuẩn

3.10. Dự phòng bằng thuốc kháng vi rút

- Đối tượng: Nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc người bệnh nhiễm cúm A (H5N6) không sử dụng các phương tiện bảo hộ

- Liều dùng: oseltamivir 75mg, 1 viên/ ngày x 7 ngày.

3.11. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu

Hiện nay đang nghiên cứu vắc xin đặc hiệu với vi rút cúm A chủng H5N6./.

NƠI NHẬN:      

- SỞ Y TẾ (ĐỂ BÁO CÁO);
- CÁC KHOA/ PHÒNG;
- LƯU: VT.
GIÁM ĐỐC   Đoàn Hồng Quang
 
Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !