Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
Xử lý sơ cấp cứu đuối nước
Trên thế giới và ở Việt Nam, đuối nước hiện đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do TNTT, đặc biệt ở trẻ em. Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới thống kê mỗi năm nước ta có gần 6.400 người chết đuối, đa phần là trẻ em và ngày càng có xu hướng gia tăng. Số liệu Điều tra Tai nạn thương tích Quốc gia cho biết, mỗi ngày có khoảng 20 trẻ bị đuối nước. Trẻ em là nhóm có nguy cơ tử vong do đuối nước cao chiếm 48,8% cao gấp 10 lần các nước phát triển, và 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần sông hồ không có sự bảo vệ của người lớn.Ngoài các biện pháp đơn giản để dự phòng đuối nước như: dựng rào chắn để kiểm soát các lối vào khu vực có nước; dạy trẻ các kỹ năng bơi cơ bản thì việc đào tạo những người xung quanh và các thành viên gia đình về các biện pháp sơ cứu và hồi sức là vô cùng quan trọng. Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hướng dẫn sơ cấp cứu các trường hợp đuối nước trong chuyên mục giáo dục sức khỏe.1. Định nghĩa:Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được, do đó việc cấp cứu phải tiến hành nhanh, tại chỗ.2. Nguyên nhân chính dẫn đến đuối nướcKhông kể các trường hợp như ngất, chấn thương trước khi ngã xuống nước, đuối nước có thể xảy ra trong 4 trường hợp sau:
  1. Do ngạt nước: đó là trường hợp của những người không biết bơi ngã xuống nước.
  2. Do ngất đột ngột khi mới tiếp xúc với nước (còn gọi là nước giật).
  3. Do lặn quá sâu dưới nước rồi ngạt.
  4. Do bơi quá mệt rồi ngất đi (có thể gọi là đuối nước)
3. Xử trí cấp cứu người bị đuối nước- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên.- Xử trí cấp cứu người bị đuối nước với hai phương châm cơ bản:+ Cấp cứu tại chỗ, tích cực, đúng phương pháp;+ Kiên trì cấp cứu trong nhiều giờ.- Các biện pháp chủ yếu xử trí nhằm:+ Giải phóng đường hô hấp;+ Đem lại oxy cho nạn nhân.- Xử trí tại chỗ: là quan trọng nhất, quyết định tiên lượng của nạn nhân, nếu xử trí chậm, trung tâm cấp cứu hồi sức sẽ phải đối phó với một tình trạng mất não vì não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân ngưng thở từ 4-6 phút.- Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, đặt nạn nhân nằm trên nền phẳng cứng,khô ráo, thoáng khí gọi người hổ trợ, gọi cấp cứu 115 và phải tiến hành sơcấp cứu ngay theo các bước:Các bước sơ cấp cứu:Bước 1- Khai thông đường thở: Người cứu nạn quỳ bên cạnh nạn nhân, một tay đặt lên trán nạn nhân đẩy ra phía sau, một tay nâng cằm lên sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa (khi có nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên tránh di chuyển nhiều), dùng gạc hay khăn vải móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng nạn nhân.Bước 2 - Kiểm tra sự thở: Người cứu nạn áp tai mình vào mũi nạn nhân đồng thời mắt nhìn quan sát sự di động của lồng ngực để kiểm tra sự thở của nạn nhân.images1

H1. Kiểm tra sự thở của nạn nhân

+ Nếu nạn nhân còn tự thở (nghe được hơi thở và thấy sự di động của lồng ngực nạn nhân) đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói.+ Nếu không nghe thấy hơi thở, lồng ngực không di động, tức nạn nhân ngừng thở, hãy tiến hành ngay hồi sinh tim phổi (thổi ngạt và ép tim) cho nạn nhân. Bước 3 - Hồi sinh tim phổi: Người cứu nạn đùng 2 ngón tay bịt chặt mũi nạn nhân lại, ngửa mặt hít một hơi dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thối vào trong khoảng 2 giây, thổi 2 lần liên tiếp. Sau đó nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ở 1/3 dưới của xương ức, Đối với người lớn và trẻ trên 8 tuổi dùng hai tay chồng lên nhau ấn thẳng xuống xương ức, sâu xuống 4-5 cm, trẻ 1- 8 tuổi dùng một tay ấn sâu 3-4 cm và trẻ 0-12 tháng tuổi dùng 2 ngón tay sâu xuống 1- 2 cm, Nếu một người làm thì ép liên tiếp 30 lần ép tim cho mỗi hai lần thổi ngạt liên tiếp; nếu có 2 người làm : một người hà hơi thổi ngạt 2 lần và  một người ép tim 15 lần.tải xuống2

H2. Hồi sức tim phổi một người tỉ lệ 30/2

 tải xuống3

H3. Hồi sức tim phổi hai người tỉ lệ 15/2

Sau khi làm 5 chu kỳ ép tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2 (hoặc 10 chu kỳ tỉ lệ 15/2 – hai người làm) dừng lại 5 giây kiểm tra nhịp thở, nhịp tim rồi làm tiếp làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại thì cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế. Nếu sau 2-3 giờ sơ cấp cứu tích cực mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt vẫn giãn to là hết hy vọng cứu sống.Bước 4- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế: ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu, vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục các biện pháp sơ cứu (nếu cần) và đảm bảo sưởi ấm hoặc ủ ấm cho nạn nhân.- Trong quá trình sơ cấp cứu đuối nước việc cần tránh là bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.4. Để phòng tránh đuối nước- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể, gia đình và nhà trường xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội, nhất các bậc chamẹ trong việc phòng tránh đuối nước cho trẻ em.- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển.- Dạy bơi đưa vào chương trình trong trường học, câu lạc bộ …- Tại các bãi tắm hoặc bể bơi phải tổ chức các ph­ương tiện cứu hộ kịp thời, bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.duoi nuoc 4

H4. Các quy trình cứu người đuối nước lên bờ

Nguồn: https://syt.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=96&tc=2461

Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !