Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hải Phòng
Rối loạn giấc ngủ - Tầm quan trọng của giấc ngủ P2




Giấc ngủ bình thường - Ngủ là một phần tất yếu của cuộc sống. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng có hiệu quả để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày thức để làm việc. Giấc ngủ còn góp phần giúp cơ thể bài tiết ra hoóc-môn tăng trưởng giúp cho trẻ em phát triển và lớn lên. Chúng ta không thể sống mà không ngủ. Nếu mất ngủ trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến các bệnh cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

- Giấc ngủ còn được xem như một tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá chất lượng của cuộc sống.Đối với người thầy thuốc, giấc ngủ của người bệnh được xem như là một tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh.

-Trung bình một người trưởng thành cần 7h - 8h để ngủ. Ở trẻ em cần ngủ nhiều hơn để cơ thể bài tiết hoóc-môn tăng trưởng. Trẻ mới đẻ cần 20h/ngày, càng lớn lên thời gian ngủ giảm dần, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ngày để ngủ. Người già giấc ngủ ít hơn nữa, khoảng 5h - 6h/ngày. Cả cuộc đời, con người dành 1/3 thời gian để ngủ, 2/3 thời gian thức.

Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon

Một giấc ngủ ngon và chất lượng là một giấc ngủ cần phải đáp ứng những yếu tố sau:

• Đủ về số lượng: 6 – 8 giờ/ngày.

• Đảm bảo về chất lượng:ngủ dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh không còn cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc cao, không có những cơn ác mộng trong khi ngủ.

Khi có giấc ngủ không đạt được chất lượng, số lượng thì được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

Yếu tố tâm lý:

- Lo âu, tức giận, sợ hãi, ghen tuông, hận thù, nghi kỵ, trầm uất,...

-Môi trường ô nhiễm, có nhiều tiếng động, nhiều ánh sáng.

- Có sự thay đổi môi trường, thay đổi thời tiết, thay đổi vị trí địa lý,…

Yếu tố thần kinh: Các bệnh lý tổn thương thực thể não và hệ thần kinh trung ương hoặc các bệnh cơ thể khác gây đau đớn, suy nhược, sốt,…

Các yếu tố thể dịch: Biến đổi nội tiết tố, hoóc-môn do tuổi già, chửa đẻ hoặc mất cân bằng sinh hóa não do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, ma túy hoặc sử dụng các thuốc chữa bệnh có tác dụng kích thích thần kinh trung ương như vitamin nhóm B, hỗn hợp thần kinh,theo phylin,…

Những ai thường mắc bệnh rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ là một chứng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến trẻ em hoặc người lớn tuổi, nhưng nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn. Có đến 50% trẻ nhỏ gặp những cơn ác mộng nghiêm trọng làm bố mẹ phải thức giấc và 50 – 85% người trưởng thành thường xuyên gặp ác mộng. Thế giới nghiên cứu rằng, trong 1 năm có 30 –40% người lớn bị rối loạn giấc ngủ.

          Rối loạn giấc ngủ có thể chỉ là triệu chứng duy nhất của bệnh gặp trong mất ngủ tiên phát (mất ngủ không thực tổn), hoặc là một triệu chứng trong các bệnh tâm thần khác như trầm cảm, lo âu lan toả, tâm thần phân liệt,rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nghiện rượu, nghiện ma tuý…

 Trong thực tế, rối loạn giấc ngủ được chia làm mất ngủ tiên phát ( mất ngủ không thực tổn), ngủ nhiêu tiên phát, cận giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ do một bệnh tâm thần hoặc một bệnh cơ thể khác gây ra.


Thế nào là rối loạn giấc ngủ ?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cơ thể thường xuyên bị thiếu ngủ về thời gian lẫn suy giảm chất lượng giấc ngủ. Đó là khi cơ thể bạn gặp khó khăn để ngủ vào ban đêm, khi thức dậy cảm thấy mệt mỏi và thường có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.

 + Theo DSM rối loạn giấc ngủ gồm:

-        RL giấc ngủ tiên phát.

-        RL giấc ngủ liên quan đến một bệnh tâm thần khác.

-        RL giấc ngủ khác (do bệnh cơ thể, do lạm dụng thuốc, ma tuý..)

+Theo ICD- 10 rối loạn giấc ngủ gồm: rối loạn giấc ngủ không thực tổn và rối loạn giấc ngủ thực tổn

-        Rối loạn thời lượng ngủ: Mất ngủ tiên phát,ngủ nhiều tiên phát, ngủ ngáy, RL giấc ngủ liên quan đến hô hấp, rối loạn nhịp thức ngủ, rối loạn  giấc ngủ không biệt định khác.

-        Rối loạn cận giấc ngủ ( hành vi bất thường xảy ra lúc ngủ hoặc lúc chuyển trạng thái từ ngủ sang thức): hoảng hốt trong đêm,ác mộng, miên hành, rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác

+ RL giấc ngủ do một bệnh thực tổn hoặc do lạm dụng một chất.


Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !